Tên tiếng Việt: Sâu cuốn lá nhỏ
Tên tiếng Anh: Leaf folder
Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis.
Đặc điểm hình thái:
+ Trưởng thành: Bướm có màu vàng nâu, mép trước cánh có màu nâu đen, có hai vệt xiên gợn sóng màu nâu đen từ trên mép cánh xuống đến 2/3 cánh.
+ Trứng: Trứng nhỏ, hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng.
+ Sâu non: Sâu non mới mở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển từ màu xanh lá mạ đến màu vàng, đầu màu nâu sáng.
+ Nhộng: có màu vàng đến nâu đậm, thường thấy ở gốc lúa, bẹ lúa, trong lá bị cuốn.
Hình ảnh
Điều kiện phát sinh và phát triển:
+ Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ từ 28-36 ngày: Thời gian trứng: 6-7 ngày; sâu non: 14-16 ngày; nhộng: 6-7 ngày; Bướm: 2-6 ngày.
+ Sâu cắn phá lá lúa, phá hại lớp biểu bì làm giảm diện tích quang hợp của cây lúa gây ảnh hưởng đến năng suất.
+ Sâu cuốn lá phát sinh gây hại quanh năm; trong một vụ lúa sâu cuốn lá thường gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh và đòng trổ. Gieo sạ dày, bón nhiều phân đạm thích hợp cho sâu gây hại nặng.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp canh tác:
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại.
+ Điều chỉnh mật độ gieo trồng phù hợp.
+ Bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt bón phân đạm vừa phải.
Biện pháp hóa học:
+ Sử dụng phối hợp các loại thuốc Takumi 20WG + Ebama 5.5WG để trừ triệt để sâu cuốn lá kháng thuốc, gối lứa.
+ Cách dùng: Pha 8 g Takumi 20WG + 10 g Ebama 5.5WG / Bình 20 lít nước, phun 400 lít nước 1 ha. Phun ướt đều lá lúa khi bướm ra rộ hoặc khi sâu còn nhỏ, mới xuất hiện.
Tags: Giải pháp bảo vệ thực vật; Sâu cuốn lá nhỏ; Takumi 20WG; Ebama 5.5WG.